Trị giá tính thuế hải quan là một yếu tố then chốt trong quy trình xuất nhập khẩu, giúp xác định mức thuế và cung cấp thông tin cho thống kê hải quan. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về trị giá hải quan cho hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, từ khái niệm cơ bản đến các phương pháp tính toán chi tiết.
Đối với hàng xuất khẩu, trị giá hải quan được xác định dựa trên giá bán tại cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và vận tải quốc tế. Những điểm quan trọng bao gồm cách xác định cửa khẩu xuất, công thức tính và các phương pháp cụ thể để xác định trị giá.
Đối với hàng nhập khẩu, trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tại cửa khẩu nhập đầu tiên, được điều chỉnh dựa trên các khoản cộng và trừ. Bài viết cũng sẽ hướng dẫn chi tiết về các phương pháp xác định trị giá hàng nhập khẩu, nguyên tắc áp dụng và một số khái niệm liên quan như hàng hóa tương tự, phí môi giới và hoa hồng.
Với thông tin chi tiết và hướng dẫn cụ thể, bài viết này sẽ là tài liệu hữu ích cho những ai đang tìm hiểu và thực hiện công việc liên quan đến xuất nhập khẩu, đảm bảo tuân thủ quy định và tối ưu hóa quy trình tính thuế hải quan.
TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HẢI QUAN
KHÁI NIỆM:
Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan.
TRỊ GIÁ HẢI QUAN HÀNG XUẤT KHẨU:
TGHQ là giá bán của hàng hoá tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp
CỬA KHẨU XUẤT XÁC ĐỊNH:
-
- Đường biển, hàng không: cảng xếp hàng, nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải ghi trên tờ khai hải quan
- Đường sắt: địa điểm xếp hàng tại cửa khẩu đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan
- Đường bộ, đường thủy nội địa: Cửa khẩu biên giới nơi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ khác có liên quan
CÔNG THỨC:
GIÁ EXW + CƯỚC VẬN CHUYỂN + CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN CK XUẤT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HÀNG XUẤT: GỒM 4 PP
-
- Phương pháp xác định giá bán của hàng hoá tính đến cửa khẩu xuất
- Phương pháp giá bán của hàng xuất giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá HQ
- Phương pháp giá bán của hàng xuất giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam
- Phương pháp giá bán của hàng xuất do HQ thu thập, tổng hợp, phân loại
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG:
-
- Việc xác định trị giá HQ phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được
- Nguyên tắc phân bổ:
-
- Tính cho từng loại hàng hoá XK
- Nếu có nhiều loại hàng thì chọn 1 trong các phương pháp phân bổ:
-
- Theo giá bán
- Theo trọng lượng, thể tích, số lượng
- Xác định phương pháp theo một tuần tự khi áp dụng đến phương pháp nào đã đủ xác định trị giá thì dừng ngay tại phương pháp đó.
TRỊ GIÁ HẢI QUAN HÀNG NHẬP KHẨU:
TGHQ của hàng NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp xác định TG
CỬA KHẨU NHẬP XÁC ĐỊNH:
-
- Đường biển, hàng không: cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn
- Đường sắt: ga đường sắt liên vận quốc tế ghi trên tờ khai hải quan
- Đường bộ, đường thủy nội địa: cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam ghi trên tờ khai hải quan
CÔNG THỨC:
CFR OR CIF = TRỊ GIÁ GIAO DỊCH (+) HOẶC (-) CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH
CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH CỘNG:
-
- Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới
- Chi phí bao bì gắn liền với hàng NK
- Chi phí đóng gói hàng hóa
- Khoản trợ giúp (khoản tài trợ cấp vốn, vật chất để người bán sản xuất)
- Phí bản quyền, phí giấy phép
- Các khoản phải trả sau khi bán cho người bán (người xuất khẩu)
- Chi phí vận tải và chi phí liên quan đến vận chuyển hàng NK
- Chi phí bảo hiểm
CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH TRỪ:
-
- Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa
- Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng đã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên
- Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng
- Khoản giảm giá
- Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng NK
- Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu
- Chi phí mở L/C, phí chuyển tiền
- Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa thuận tài chính
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ĐIỀU CHỈNH CỘNG VÀ TRỪ: GỒM 3 ĐIỀU KIỆN
-
- Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
- Phải liên quan đến hàng NK
- Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU:
-
- Phương pháp trị giá giao dịch
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng giống hệt
- Phương pháp trị giá giao dịch của hàng tương tự
- Phương pháp trị giá khấu trừ
- Phương pháp trị giá tính toán
- Phương pháp suy luận
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG:
-
- Áp dụng tuần tự các phương pháp thứ tự
- Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau
- Căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được
CHỨNG TỪ THANH TOÁN:
Việc thực hiện giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ phải thông qua tổ chức tín dụng được phép theo qui định của nghị định 70/2014/ND-CP.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
- Hàng hóa nhập khẩu giống hệt giống nhau về mọi phương diện
- Đặc điểm vật chất
- Chất lượng sản phẩm
- Nhãn hiệu sản phẩm
- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền, nhượng quyền
- Hàng hóa nhập khẩu tương tự: mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau
- Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo
- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng
- Chất lượng sản phẩm tương đương nhau
- Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia
- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được ủy quyền, nhượng quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam
- Phí môi giới:
- khoản tiền người mua hoặc người bán hoặc cả người mua và người bán phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu
- Hợp đồng mua bán hàng hóa:
-
- Là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu…
- Chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán
- Hoa hồng mua hàng:
- Khoản tiền mà người mua trả cho đại lý đại diện của mình để mua hàng hóa nhập khẩu với mức giá hợp lý nhất
- Hoa hồng bán hàng:
- Khoản tiền được trả cho đại lý đại diện cho người bán để bán hàng hóa xuất khẩu cho người mua
- Số liệu khách quan, định lượng được
- Số liệu cụ thể của các khoản điều chỉnh cộng, khoản điều chỉnh trừ liên quan đến hàng NK đang xác định trị giá HQ được thể hiện trong thỏa thuận hoặc chứng từ, tài liệu của các bên tham gia giao dịch
Trung tâm đào tạo S.train
Mọi thắc mắc hay cần sự tư vấn về xuất nhập khẩu, xin hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
Mr. Thông
Điện thoại: 0906.9013.90
Email: daotaostrain@gmail.com/daotaostrain@outlook.com